Cách chọn heo nái làm giống

  Cách chọn heo nái tốt làm giống có nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên cách mà bà con thường làm là dựa vào đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để xem cách chọn heo nái làm giống như thế nào nhé.

Cách chọn heo nái làm giống

1. Dựa vào tổ tiên

Chọn heo cái giống từ những heo bố mẹ có tính đẻ sai, con đồng đều, to mập, khéo nuôi con, trọng lượng cai sữa cao, chu kỳ động dục đều và sớm động dục sau khi cai sữa.

2. Dựa vào sức sinh trưởng

Sau cai sữa đến 6 tháng những heo có tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, khoẻ mạnh ưu tiên chọn làm heo cái giống

heo nái

Heo nái được chọn để làm hậu bị, để thay đàn qua 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn chọn heo con sơ sinh (1 ngày tuổi) dựa trên thành tích sinh sản của heo mẹ, heo cha và ngoại hình, thể chất heo con.

– Trọng lượng sơ sinh trên 1,45kg, số vú trên 12 (mỗi hàng trên 6 vú)

– Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống

+ Giai đoạn chọn heo lúc chuyển đàn 56 – 60 ngày tuổi

– Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống

– Tăng trọng từ 56 -150 ngày trên 600g/ngày

– Độ dày mỡ lưng (qui về 100kg): 15 – 20 mm

+ Giai đoạn chọn heo ở 240 ngày tuổi

– Ngoại hình thể chất đạt tiêu chuẩn về giống

– Trọng lượng trên 120 kg

– Có biểu hiện lên giống lần đầu

3. Dựa vào ngoại hình

Chọn giống heo nào thì heo cái phải có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống. Cần chọn heo có ngoại hình, thể chất tốt, cụ thể như: Đòn dài, đùi to, mông to bụng thon, vai nở, ngực sâu, bộ khung xương vững chắc.

heo nái

  • Đầu và cổ: Đầu to vừa phải, trán rộng, mắt lanh
  • Vai và ngực: Vai nở đầy đặn. Ngực sâu, rộng. Đầu và vai liên kết tốt
  • Lưng sườn và bụng: Lưng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu, bụng tròn, không xệ (heo ngoại). Lưng và bụng kết hợp chắc chắn
  • Mông và đùi sau: mông dài vừa phải, rộng. Đùi sau đầy đặn, ít nhăn. Mông và đùi sau kết hợp tốt. Khấu đuôi to, luôn ve vẩy
  • Bốn chân: Bốn chân chắc chắn. Khoảng cách giữa 2 chân trước và 2 chân sau rộng vừa phải. Móng không toè. Đi đứng tự nhiên, không đi bàn
  • Móng chân: Móng chân thẳng
  • Vú và bộ phận sinh dục: Có 12 vú trở lên. Khoảng cách giữa hai hàng vú gần nhau
  • Khoảng cách giữa các núm vú: Vú có khoảng cách đều, không có vú kẹ (vú đĩa). Các núm vú nổi rõ và cách đều nhau. Khoảng cách giữa 2 hàng vú đều, không quá xa hay quá gần
  • Âm hộ: Âm hộ không bị khuyết tật

Ngoài ra, những heo nái có thành tích sinh sản ở lứa đẻ 1,2 như sau: số heo con sơ sinh còn sống trên ổ 8-10 con; trọng lượng sơ sinh 1,3-1,5kg/con, rất ít heo con nhỏ vóc dưới 0,8kg; trọng lượng cai sữa bình quân 5-8kg (tùy theo cai sữa 21 ngày hay 28 ngày tuổi), số heo con cai sữa 8-9 con/ổ; heo nái giảm trọng khi cai sữa 8-10% so với thể trọng khi đẻ ra 3 ngày; số ngày chờ phối giống ở lứa đẻ kế tiếp từ 5-7 ngày; số heo con ở lứa đẻ sau có thể cao hơn lứa đầu 10-15%… là những heo nái tốt thường được ưu tiên chọn lựa.

Hi vọng những chia sẻ của Hùng Đồng trên đây. Bà con sẽ chọn cho mình được những giống heo tốt cho trang trại của mình.

CÔNG TY TNHH HÙNG ĐỒNG

CS1: QL.1A HẠ VÀNG - THIÊN LỘC - CAN LỘC - HÀ TĨNH
CS2: QL.1A – ĐẠI CẦU – TIÊN TÂN – PHỦ LÝ – HÀ NAM
ĐT: 0984 384 939
ĐT: 0988 844 629

Fanpage: fb.me/thietbichannuoihd

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Kỹ thuật nuôi heo nái sinh con

Tấm đan bê tông nên dùng hay không?

Tấm đan bê tông tại Vũng Tàu chất lượng giá rẻ